NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY FOAM
Hệ thống chữa cháy Foam là hệ thống chữa cháy bằng bọt. Khi hệ thống được kích hoạt nó sẽ phun ra 1 loại bọt để bao phủ lên bề mặt của xăng dầu nhằm tách chất lỏng ra khỏi không khí để dập tắt ngọn lửa.Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được ứng dụng rộng rãi tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như bể xăng dầu, kho chứa hóa chất,… bởi những ưu điểm tuyệt vời như giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa; giảm sự hư hỏng thiết bị; giảm ô nhiễm môi trường,…
Hệ thống chữa cháy Foam
Bọt được tạo nên bởi 3 thành phần đó là: nước, bọt cô đặc, không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc để tạo thành 1 dung dịch bọt. Sau đó, dung dịch này được trộn với không khí (hút không khí) để tạo nên 1 loại bọt chữa cháy. Bọt chữa cháy có khối lượng lớn, có đầy không khí, có tính bền, tỷ trọng nhỏ hơn xăng, dầu, nước.
Một hệ thống thiết bị trong hệ thống chữa cháy Foam hoàn chỉnh thường gồm các thiết bị chính sau:
Nút Ấn Báo Cháy
Nút ấn báo cháy được kết nối với hệ thống báo cháy và chữa cháy, được sử dụng thủ công bởi con người. Khi phát hiện đám cháy, người phát hiện chỉ cần nhấn nút, tín hiệu sẽ nhanh chóng truyền thông tin về tủ trung tâm.
Đầu Báo Cháy (Khói, Nhiệt)
Đầu báo cháy là thiết bị nhạy cảm với sự cố cháy, có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền thông tin về tủ điều khiển trung tâm.
Tủ Điều Khiển Trung Tâm
Tủ điều khiển trung tâm có khả năng giám sát và điều khiển các thiết bị trong hệ thống chữa cháy.
Còi, Chuông, Đèn Báo Cháy
Còi, chuông, đèn báo cháy được bố trí ngay trước cửa ra vào phòng nhằm kịp thời thông báo cho người bên trong về sự cố cháy.
Bồn chứa hợp chất:
+Bồn FOAM chữa cháy Phục Hưng 37
Đây là bồn chứa hóa chất Foam kết hợp với bộ trộn Foam là 1 hệ thống gồm có bồn chứa Foam là 1 bồn áp lực bên trong ( là 1 túi cao su dày chứa Foam) sử dụng áp lực của nước để bóp túi cao su và đẩy Foam ra ngoài và đi vào bộ trộn Foam.
Bồn chứa FOAM trong hệ thống chữa cháy (dạng nằm ngang)
Bồn chứa FOAM trong hệ thống chữa cháy (dạng đứng)
Bồn chứa hóa chất này được sản xuất từ thép, thiết kế theo tiêu chuẩn của ASME. Áp suất làm việc tối đa của bồn Foam là 12 bar (175 PSI). Bồn chứa được thiết kế chân để tạo điều kiện thuận lợi trong việc lắp đặt bồn trên cùng 1 mặt phẳng. Đi kèm với bốn chứa đó là những phụ kiện như: van, túi cao su đã được lắp đặt sẵn bên trong, bộ trọn và các van nạp/xả hóa chất, xả nước và van xả khí, kính thăm foam.
Bồn chứa foam cô đặc (Bladder Tank)
Bồn chứa foam có túi dẽo là thành phần chính trong hệ thống cân bằng áp suất hòa trộn kiểu này. Nó không yêu cầu nguồn điện bên ngoài tác động chỉ cần có nguồn cung cấp nước áp lực đầy đủ. Bồn này là một bình áp lực bằng thép carbon với một túi dẽo bằng cao su neoprene được gia cố bằng ni-lông bên trong để lưu trữ bọt cô đặc. Trong quá trình hoạt động, chất tạo bọt cô đặc được đẩy ra khỏi túi bằng cách cung cấp nước có áp lực vào không gian giữa bồn và túi cao su, tạo áp lực nén vào túi cao su đẩy foam cô đặc thoát ra qua ống trung tâm có đục lỗ cho đến khi lượng foam cô đặc trong túi hết hoàn toàn. Bồn chứa foam có túi cao su bao gồm các bộ phận cấu thành khác nhau như: bộ trộn foam, thiết bị xả, van một chiều, van bi thủ công và van bi điều khiển bằng thủy lực. Kích thước tiêu biểu của bồn từ 189 lít đến 12.492 lít.
Hầu hết các nhà sản xuất Bồn chứa foam có túi cao su có các cấu hình tiêu chuẩn và đường ống định sẵn theo các kiểu bồn đứng hoặc ngang. Việc lựa chọn kiểu bồn phụ thuộc vào không gian sẵn có nơi lắp đặt. Có thể sử dụng hai cách cân bằng tỷ lệ trong cụm bồn chứa foam: hoặc là một bộ cân bằng theo biến số hoặc một bộ cân bằng thông thường. Bộ cân bằng theo biến số được sử dụng trong hệ thống sprinkler có đầu phun nước và bọt kết hợp: đáp ứng yêu cầu dòng chảy tối thiểu hoặc tối đa trong một đơn vị thời gian (L/phút). Bộ cân thông thường thường được sử dụng trong một hệ thống tháo lắp nơi các thiết bị xả thông thường như lăng tạo bọt áp bồn, máy tạo bọt, lăng tạo bọt cố định hoặc đầu phun cố định được thể hiện tại thiết kế.
Cụm máy bơm cân bằng theo biến số (áp lực và lưu lượng yêu cầu)
Hệ thống bơm chất tạo bọt (kiểu tích cực - Positive Displacement Foam Pump System)
Hệ thống bơm chất tạo bọt thường được tìm thấy trong hai loại hệ thống khác nhau đó là: cân bằng áp lực (BP) và cân bằng lưu lượng (ILBP) cho bơm foam. Cả hai hệ thống đều sử dụng các thành phần tương tự như: bình chứa khí nén, bơm (điện hoặc diesel), bột trộn foam và bảng điều khiển.
Sự khác biệt chính giữa bơm ILBP và bơm BP là bơm BP sử dụng bộ trộn foam thông thường (chênh lệch diện tích để tạo chênh lệch áp) trong khi đó, máy bơm ILBP cho phép sử dụng bộ cân bằng áp suất trực tuyến có thể được điều khiển từ xa.
Máy bơm foam chủ yếu được điều khiển bởi ba nguồn điện thông thường: động cơ điện, động cơ nước (bánh xe Pelton) hoặc động cơ diesel. Máy bơm bọt thường là loại luân chuyển thể tích để đảm bảo rằng bất kỳ loại bọt có độ nhớt nào đều có thể được sử dụng. Bọt cô đặc thường được cung cấp bởi một bể chứa áp lực.
Hệ thống chữa cháy bọt là một hệ thống cân bằng khép kín, được lắp ráp sẵn với bơm cấp nước. Các hệ thống này không yêu cầu nguồn điện bên ngoài ngoài nguồn cung cấp một nguồn nước nào khác. Hệ thống cũng cần có một bồn áp lực có túi cao su chứa foam cô đặc và có thể được nạp lại foammà không cần dừng dòng chảy của hệ thống.
Các túi cao su chứa foam thường được sản xuất bằng polyethylene mật độ cao, liên kết ngang cào dọc trên túi chứa foam. Các bồn chứa foam được trang bị đầy đủ: ống hút foam, ống cấp và thoát nước/foam và nạp đầy foam. Kích thước điển hình dao động từ 18 lít đến 37.854 lít.
Hệ thống chữa cháy bọt hệ số nở cao là hệ thống tạo bọt có tỷ lệ thể tích bọt cao so với dung dịch bọt được thiết kế cho yêu cầu ngập tràn bọt nhanh hoặc các mối nguy hiểm của các ngành đặc biệt. Hệ thống là sự kết hợp các thiết bị phần giống như mô tả của bồn chứa foam và các hệ thống trộn bọt tỷ lệ. Một máy tạo bọt hệ số nở cao là thiết bị thổi khí bằng turbine dùng chính áp lực của dung dịch foam chữa cháy này mà không cần cấp nguồn điện ngoài nào Hệ số nở đối với thể tích từ 200:1 đến 1000:1.
Bộ điều khiển tỷ lệ (Foam Ratio Controller)
Là bộ điều khiển tỷ lệ trộn bọt có thể điều chỉnh được tỷ lệ trộn bọt chính xác đối với từng nguồn cấp nước có lưu lượng và áp suất nhất định (ở mức giảm áp suất tối thiểu). Bộ điều khiển tỷ lệ bao gồm ba thành phần: phần đầu vào nước, lỗ điều tiết lưu lượng nằm trong đầu vào của bọt, và họng thoát dung dịch nằm ở hạ lưu.
Bộ điều khiển tỷ lệ trộn bọt
Bộ cân bằng áp suất (Inline Balanced Pressure Proportioners)
Bộ cân bằng nội tuyến là thiết bị khép kín hoàn chỉnh kết hợp các thành phần cần thiết, bao gồm bộ điều khiển tỷ lệ, đồng hồ áp suất, van cân bằng, van một chiều, van bi và đường ống đồng liên quan. ILBPs được thiết kế để cân bằng áp suất cấp bọt đến với áp lực cấp nước đến, đồng thời điều khiển tỷ lệ trộn bọt trung bình chính xác trên một phạm vi rộng của tốc độ dòng chảy và áp suất. Hệ thống ILBP hoạt động cần một máy bơm bọt dạng luân chuyển thể tích để cung cấp bọt cho ILBP. Một van duy trì áp lực, nằm trong dòng trở lại, mang lượng dung dịch bọt dư thừa không cần thiết so với thiết bị phun xả dung dịch trở lại bồn chứa foam.
Thiết bị xả (Discharge Devices) gồm:
Bộ trộn Foam
Bộ trộn trong hệ thống chữa cháy Foam
Bộ trộn là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống chữa cháy Foam. Thiết bị để điều chỉnh tỉ lệ trộn hóa chất Foam và nước để tạo nên dung dịch bọt Foam để chữa cháy.
Bộ trộn tỷ lệ theo biến số (Variable Range Proportioner)
Là thiết bị giải quyết vấn đề hòa trộn bọt ở tỷ lệ thấp, nó được thiết kế để chính xác cho tỷ lệ trộn thấp đối với dòng nước ở cả tốc độ dòng chảy cao và thấp.
Bộ trộn tỷ lệ theo biến số được thiết kế như một thành phần không thể tách rời của hệ thống chữa cháy bằng chất tạo bọt, được sử dụng trong hệ thống tích hợp vừa bọt và nước (sprinkler).
Sử dụng Bộ trộn tỷ lệ theo biến số phải tuân thủ NFPA 30, mã chất lỏng dễ cháy và dung dịch dễ cháy, Đoạn 16.5.1.6.2, cho biết “hệ thống phun nước bọt / nước là hệ thống cung cấp dung dịch bọt được kích hoạt vận hành bởi các sprinkler.
Biến tỷ lệ Proportioner
(Variable Range Proportioner)
Lăng phun bọt dạng áp bồn (Foam Chamber)
Là các thiết bị xả foam và hút khí theo Tiêu chuẩn NFPA-11 loại II, đáp ứng khả năng bảo vệ cho các bể chứa chất lỏng dễ cháy và nổi trên nổi trên bề mặt chất lỏng của bể. Lăng phun bọt dạng áp bồn là sự kết hợp của buồng trộn bọt và máy tạo bọt với đầu vào là foam và không khí. Một tấm lỗ có thể tháo rời nằm giữa mặt bích ống dẫn đầu vào và mặt bích của dung dịch, có kích thước hợp lý để cung cấp dung dịch bọt theo yêu cầu ở một giá trị áp suất xác định. Một tấm đệm chắn dễ vỡ có thể thay đổi được đặt trong thân khoang bọt ngăn hơi của chất lỏng cháy xâm nhập vào thân khoang bọt. Tấm đệm chắn này sẽ vỡ sau khi dung dịch bọt được cấp đến Foam Chamber. Dòng chảy dung dịch bọt làm lệch hướng tấm chắn và đổ vào bên trong bể chứa, nổi trên bề mặt nhiên liệu. Thiết kế chỉ cho phép tính lượng bọt ngập đến mức tối thiểu và đủ tác động dập cháy nhiên liệu.
Lăng phun bọt cầm tay (Foam Maker)
Là một ống xả foam bằng thép không gỉ kết hợp một khoang trộn, một tấm lỗ giảm tiết diện (kích thước cho dòng chảy yêu cầu tại một áp lực nhất định) và một đầu vào không khí để cấp dòng không khí vào dòng dung dịch bọt để tạo bọt.
Trạm chữa cháy cố định (Foam station)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy Foam
Ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao người ta thường lắp hệ thống dò nhiệt/dò khói, khi có đám cháy hệ thống báo cháy sẽ báo cháy bằng cách hú còi. Khi đó, nhân viên có thể xác định dễ dàng khu vực có đám cháy.
Nhiệt độ tại khu vực cháy khoảng 60 - 100 độ C, đầu Sprinkler vỡ và nước phun ra khiến cho áp lực hệ thống giảm. Hệ thống đồng thời được kích hoạt và cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất. Khi nước đi qua đường ống dẫn van điện sẽ được mở ra, 1 phần nước thoát ra ngoài theo hướng vòi phun. Do sức căng bề mặt của Foam rất cao nên lớp màng phủ vây đám cháy khá đều khiến dập tắt đám cháy 1 cách nhanh chóng.
Hệ thống chữa cháy này có thể được áp dụng với nhiều chiến thuật khác nhau như: phun vòi chữa cháy trực tiếp lên bề mặt của đám cháy hay có thể áp dụng biện pháp chữa cháy bằng cách phun bọt dưới đáy bể lên nhằm dập tắt đám cháy.
Hệ thống chữa cháy Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly. Thiết bị phòng cháy chữa cháy bằng bọt này khi được kích hoạt sẽ phun ra 1 loại bọt để cách ly khỏi chất chát với không khí, nhờ đó để dập tắt ngọn lửa. Ngoài ra, lượng nước có chứa trong bọt chữa cháy còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu, khiến cho chất lỏng không bốc hơi, hòa trộn vào không khí để tạo thành hỗn hợp cháy nổ.
Ưu điểm khi sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt
Hệ thống chữa cháy Foam hiện nay được sử dụng khá rộng rãi ở những địa điểm có nguy cơ cháy nổ cao như: kho chứa hóa chất độc hại, bể chứa xăng dầu… Bởi chúng có ưu điểm là làm giảm số lượng chất chữa cháy dùng để dập lửa, tức là làm giảm tối thiểu sự hư hỏng thiết bị và đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra đặc biệt là dập đám cháy ở những nơi có chứa chất độc hại.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam giúp giảm thiểu lượng nước cần dùng để dập lửa. Điều này có nghĩa là làm giảm thiểu sự hư hỏng của thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.
Với loại bọt Foam có độ nở cao thì hầu như không có hư hại gì cho hàng hóa, thiết bị. Chỉ sau một thời gian ngắn, không gian được chữa cháy bằng bọt Foam sẽ trở lại bình thường.
Với các hệ thống chữa cháy khác (Nitơ, CO2- hoạt động bằng nguyên lý giảm nồng độ oxy trong đám cháy), nếu lửa chưa dập tắt hoàn toàn có thể bùng phát lại nhưng bọt Foam không chỉ có tác dụng dập tắt đám cháy mà còn có hiệu quả làm mát tránh nguy cơ cháy lại.
Hơn hết, hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam mang lại hiệu quả cực cao khi được sử dụng để bảo vệ các kho chứa xăng, dầu, hóa chất,…- khu vực mà không phải hệ thống chữa cháy nào cũng mang lại hiệu quả.
Mọi chi tiết quý khách liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN PHỤC HƯNG 37
Số 279 Nguyễn Trãi, P.Quán Bàu, Tp.Vinh, Nghệ An
Hotline/Zalo: 0982.212.114 – 0911.990.114, Kỹ thuật: 0979.565.208
#báo_cháy_không_dây_tại_Nghệ_An #Bảo_dưỡng_PCCC_Thanh_Nghệ_Tĩnh #Thiết_Bị_Điện_Sỉ_lẻ_hãng_LS #Thiết_Bị